Than sinh học có thể giúp chống biến đổi khí hậu trong nhiều thế kỷ tới
Than sinh học hấp thụ carbon, đồng thời giúp cải thiện
Gỗ cháy, được gọi là than sinh học, đã được rải trên đất nông nghiệp trong một trong những thử nghiệm quy mô lớn đầu tiên dạng này, với hy vọng khí carbon được cây cối hấp thụ từ không khí trong suốt vòng đời của cây có thể được chôn trong đất.
Trưởng nhóm thử nghiệm Tom Bott, từ Đại học Nottingham, nói với Sky News rằng kỹ thuật này có thể giúp Anh đạt được mức phát thải ròng bằng 0.
Ông Bott nói: "Khi cây lớn lên, chúng hấp thụ carbon từ khí quyển và biến nó thành gỗ. Sau đó, nếu chúng ta thêm than sinh học vào đất, chúng ta có khả năng nhận được một số lợi ích cho cây trồng của mình và chúng ta cũng đang cô lập carbon để giúp chống biến đổi khí hậu".
Gỗ nếu bị mục nát hoặc bị cháy sẽ giải phóng carbon trở lại bầu khí quyển.
Tuy nhiên, bằng cách nung nóng gỗ bằng ở độ cao tới 600oC trong lò đã được lọc sạch oxy, carbon trải qua một quá trình thay đổi hóa học khiến gỗ ở dạng than sinh học, thường được gọi là "vàng đen".
Tiến sĩ Bott cho biết: "Một khi bạn đưa than sinh học vào đất, nó sẽ không bị phân hủy. Nó sẽ ở đó hàng trăm năm, nếu không muốn nói là hàng nghìn năm. Nó sẽ tiếp tục tồn tại".
Trang trại nghiên cứu của Dự án Allerton, một phần của chương trình Biochar Demonstrator được tài trợ bởi Nghiên cứu và Đổi mới của Vương quốc Anh, đang thử nghiệm tính khả thi của việc sử dụng vật liệu này để loại bỏ khí nhà kính khỏi khí quyển.
Đất nông nghiệp, chiếm 70% diện tích đất của Anh, được coi là một nguồn tài nguyên khổng lồ để lưu trữ carbon.
Có bằng chứng cho thấy, khi "vàng đen" được trộn vào đất, nó hoạt động như một miếng bọt biển, lưu trữ nước mưa và cung cấp nước cho cây trồng trong thời kỳ hạn hán. Điều này có thể giúp làm cho ngành nông nghiệp trở nên "mạnh khỏe" hơn để chống lại biến đổi khí hậu.
Nông dân Olly Carrick cho biết, than sinh học có thể là một cách bù đắp lượng khí thải carbon không thể tránh khỏi từ hoạt động nông nghiệp.
Theo vtv.vn
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Đặc sắc chương trình nghệ thuật kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và chào mừng hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam